ArticlePDF Available

MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG QUÊN Ở BỆNH NHÂN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Authors:

Abstract

Đặt vấn đề: Di chứng sau chấn thương sọ não rất đa dạng và phức tạp, ít nhất 70% bệnh nhân có trải qua tình trạng quên sau chấn thương trong suốt quá trình phục hồi chức năng. Mục tiêu: Đặc điểm tình trạng quên sau chấn thương ở bệnh nhân sau chấn thương sọ não. Đối tương và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 38 bệnh nhân đã được thăm khám, chẩn đoán xác định chấn thương sọ não và điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: 78,2% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có GOS trên 3; có sự liên quan giữa GOS xuất viện và sau 12 tuần, tình trạng mất ý thức và sự thay đổi hành vi, chất lượng cuộc sống và tình trạng quên của bệnh nhân CTSN khi xuất viện và sau 12 tuần; Kết luận: Tình trạng quên sau CTSN có liên quan đến vị trí tổn thương não trên cắt lớp vi tính, điểm GOS xuất viện và sau 12 tuần.
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tP 525 - th¸ng 4 - 2 - 2023
321
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG QUÊN
Ở BỆNH NHÂN SAU CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
Lê Thị Mỹ Tiên1, Nguyễn Dương Hanh1, Trầm Văn Nhiều1,
Nguyễn Diệu Thuý2, Nguyễn Thị Kim Liên3
TÓM TẮT
78
Đặt vấn đề: Di chứng sau chấn thương sọ não
rất đa dạng phức tạp, ít nhất 70% bệnh nhân
trải qua tình trạng quên sau chấn thương trong suốt
quá trình phục hồi chức năng. Mục tiêu: Đặc điểm
tình trạng quên sau chấn thương bệnh nhân sau
chấn thương sọ não. Đối tương phương pháp
nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 38 bệnh
nhân đã được thăm khám, chẩn đoán xác định chấn
thương sọ não và điều trị tại Trung tâm Phục hồi chức
năng, Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ
tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020 bằng
phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: 78,2% bệnh
nhân trong nhóm nghiên cứu có GOS trên 3; có sự liên
quan giữa GOS xuất viện sau 12 tuần, tình trạng
mất ý thức sự thay đổi nh vi, chất lượng cuộc
sống và tình trạng quên của bệnh nhân CTSN khi xuất
viện sau 12 tuần; Kết luận: Tình trạng quên sau
CTSN có liên quan đến vị trí tổn thương não trên cắt
lớp vi tính, điểm GOS xuất viện và sau 12 tuần.
Từ khóa:
quên sau chấn thương, chấn thương sọ
não.
SUMMARY
FACTORS ASSOCIATED WITH POST-
TRAUMATIC AMNESIA IN PATIENTS AFTER
TRAUMATIC BRAIN INJURY
Background: Post traumatic brain injury
symptoms are diverse and complex, at least 70%
experience post-traumatic amnesia through to the
rehabilitation referral stages. Objective:
Characteristics of post-traumatic amnesia after
traumatic brain injury. Subjects and method: 38
traumatic brain injury patients were examined at
Rehabilitation Center, Bach Mai Hospital from
September 2019 to June 2020 by the cross-sectional
method. Results: 78,2% of patients in the study
group had GOS above 3; there is an association
between GOS discharge and after 12 weeks, loss of
conscious and behavior change, quality of life and
PTA. Conclusion: The clinical feature of post-
traumatic amnesia in patients after TBI is related to
the location of brain injury on computed tomography,
GOS hospital discharge and after 12 weeks.
1Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
3Trường Đại học Y Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Kim Liên
Email: lienrehab@hmu.edu.vn
Ngày nhận bài: 12.01.2023
Ngày phản biện khoa học: 15.3.2023
Ngày duyệt bài: 29.3.2023
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não một trong những
nguyên nhân tổn thương não thường gặp sau
đột quỵ, đlại khiếm khuyết nặng nề về nhận
thức, vận động, đặc biệt về trí nhớ. Có đến 70%
trường hợp chấn thương sọ não trải qua thời kỳ
quên sau chấn thương, dựa vào thời kỳ quên sau
chấn thương tiên lượng mức độ nhận thức sau
chấn thương sọ não, thời gian nằm viện, nguy cơ
xuất hiện cơn động kinh, và mức độ chức năng
sau khi xuất viện [1], [2].
Quên sau chấn thương là một giai đoạn thay
đổi nhận thức thoáng qua sau chấn thương sọ
não gồm rối loạn nhận thức, mất định hướng,
kích động, quên thuận chiều quên ngược
chiều [2]. Khoảng 42% bệnh nhân có biểu hiện
không tập trung, hành vi kích động. Nếu
không phát hiện sớm nh trạng quên sau chấn
thương sẽ ảnh hưởng đến chỉ định các phương
thức can thiệp hiệu quả phục hồi chức năng
sau chấn thương sọ não [3]. Tuy nhiên Việt
Nam chưa nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu với
mục tiêu xác các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả
lượng giá thời gian quên sau chấn thương sọ não.
II. ĐI NG VÀ PƠNG PHÁP NGHN CỨU
2.1. Đối tượng
Tiêu chuẩn lựa chọn:
Tất cả bệnh nhân
chấn thương sọ não lần đầu đang điều trị nội trú
tại Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện
Bạch Mai với chẩn đoán xác định dựa vào lâm
sàng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc
cộng hưởng từ sọ não, có Glasgow từ 13 đến 15
điểm, đại diện đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Trường hợp đa chấn
thương nặng, thất ngôn nặng, quá trình phẫu
thuật sọ não sử dụng quá liều thuốc hoặc
thuốc giảm đau. Tiền sử bệnh nhân dùng thuốc
gây nghiện, bệnh lý thần kinh sọ não trước
đó. Phụ nữ mang thai. Tuổi >60.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang; Chọn mẫu thuận tiện.
2.2.2. Nội dung nghiên cứu.
Khám, lượng
giá và lập hồ sơ nghiên cứu.
Lượng giá: bệnh nhân điều trị tại Trung tâm
Phục hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai được
vietnam medical journal n02 - APRIL - 2023
322
tiến hành lượng giá vào 3 thời điểm vào viện, ra
viện và sau 12 tuần bằng các thang điểm sau:
- Chẩn đoán xác định tình trạng quên dựa
vào thang điểm quên sau chấn thương (WPTAS).
Phân loại mức độ quên dựa theo tác giả Brown
(2010).
- Mức độ độc lập trong hoạt động sinh hoạt
hàng ngày theo chỉ số Barthel: độc lập (95-100
điểm), trợ giúp ít (65-95), trợ giúp trung bình
(25-60), trợ giúp hoàn toàn (dưới 20).
- Đánh giá mức độ hồi phục và tử vong dựa
theo thang điểm GOS:
+ GOS 1: tử vong
+ GOS 2: sống thực vật
+ GOS 3: phục hồi kém
+ GOS 4: tự chăm sóc bản thân-chưa lao
động được,
+ GOS 5: lao động lại được.
- Thang đo lường chất lượng cuộc sống tại
Việt Nam (bộ công cụ EQ-5D-5L): đây là bộ công
cụ được chuẩn hoá bảng dữ liệu trên người Việt
Nam vào năm 2018. Gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi
đại diện cho một phương diện i lại, tự chăm
sóc, sinh hoạt hàng ngày, đau/khó chịu lo
lắng/u sầu), và có 5 mức độ trả lời từ không gặp
vấn đề (cấp độ 1), một vài khó khăn (cấp độ 2)
hoặc các vấn đề rất nghiêm trọng (cấp độ 5).
2.3. Xử số liệu. Chúng tôi dùng phần
mềm SPSS 20.0 để xử số liệu. Các phép so
sánh có ý nghĩa khi p<0,05. So sánh trung bình
2 nhóm độc lập bằng T-test; đánh giá mối liên
hệ giữ các đối tượng bằng χ2, đánh giá mối
tương quan và hồi quy giữa 2 nhóm độc lập.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả
lượng giá thời gian quên sau chấn thương
sọ não
Bảng 3.1 Mối liên quan giữa GOS xuất
viện và tình trạng quên sau chấn thương
PTA
GOS
Không
p
GOS 3
18 (78,2%)
5 (21,7%)
p<0,05
GOS 4
8 (53,3%)
7 (46,7%)
Tổng
26
12
Nhận xét:
78,2% bệnh nhân sau CTSN
điểm GOS = 3.
Bảng 3.2 Mối liên quan giữa GOS sau 12
tuần và tình trạng quên sau chấn thương
PTA
GOS
Không
p
GOS 3
3 (23,1%)
p<0,05
GOS 4
9 (36%)
Tổng
12
Nhận xét:
sự khác biệt GOS giữa nhóm
bệnh nhân không quên sau CTSN với
p<0,05.
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa tình trạng
quên sau chấn thương và mất ý thức
PTA
Mất ý thức
Không
p
19
76,6%
4
23,4%
p<0,05
Không
7
48,1%
8
51,9%
Tổng
26
12
Nhận xét:
Sự khác biệt tình trạng quên sau
chấn thương với mất ý thức có ý nghĩa thống
kê với ꭓ2 =9,0 và p<0,05.
Bảng 3.4. Điểm ABS và tình trạng quên
sau chấn thương sọ não
PTA
ABS
Không
p
≤21
5 (62,5%)
3 (37,5%)
p<0,001
>21
21(70,0%)
9 (30,0%)
Tổng
26
12
Nhận xét:
84,6% bệnh nhân CTSN trong
thời k quên sau chấn thương thay đổi về
hành vi (điểm ABS>21). Sự khác biệt điểm ABS ở
2 nhóm có quên và không quên sau chấn thương
sọ não ý nghĩa thống với 2 =16,7 với
p<0,001, hệ số tương quan OR=0,149, khoảng
tin cậy 95% là từ 0,057 đến 0,391.
Bảng 3.5. Vị trí tổn thương não trên cắt
lớp vi tính sọ não tình trạng quên sau
chấn thương
PTA
Vị trí
tổn thương
Không
p
Thái dương
14
87,5%
2
12,5%
<0,05
Trán
5
55,5%
4
44,5%
Bán cầu
7
53,8%
6
46,2%
Tổng
26
12
Nhận xét:
Hầu hết (>80%) trường hợp CTSN
trong nh trạng quên sau chấn thương tổn
thương não ở thái dương. Sự khác biệt tình trạng
quên sau chấn thương với các vùng tổn thương có
ý nghĩa thống kê với ꭓ2 =15,6 với p<0,05 và hệ số
tương quan Pearson’s R = -0,201.
Bảng 3.6. Chất lượng cuộc sống sau
chấn thương sọ não 12 tuần nh trạng
quên sau chấn thương
CLCS
PTA
n
±SD
Giá trị p
16
0.46±0.18
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tP 525 - th¸ng 4 - 2 - 2023
323
Không
22
0.48±0.17
p>0,05
Tổng
38
0.47±0.17
Nhận xét:
Sự khác biệt điểm trung bình
chất lượng cuộc sống bệnh nhân nhóm quên
sau chấn thương là 0,013. Tuy nhiên không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05.
3.2. Mối liên quan giữa tình trạng quên
sau phẫu thuật chấn thương với mức độ
độc lập trong sinh hoạt hàng ngày thông
qua chỉ số Barthel
Bảng 3.7. Chsố Barthel của bệnh nhân
sau CTSN
Chỉ số Barthel
Số lượng
BN (n)
Tỉ lệ
(%)
Độc lập
0
0%
Phụ thuộc ít
1
2,6%
Phụ thuộc trung bình
31
81,6%
Phụ thuộc nặng
6
15,8%
Nhận xét:
97% bệnh nhân sau CTSN phụ
thuộc vào người chăm sóc.
Bảng 3.8. Mối tương quan chỉ số
Barthel tình trạng quên sau chấn
thương
PTA
Barthel Index
Không
n
%
n
%
Độc lập
0
0
0
0
Phụ thuộc ít
1
50,0
1
50,0
Phụ thuộc trung bình
20
64,5
11
35,5
Phụ thuộc hoàn toàn
6
100
0
0,0
Tổng cộng
26
12
Nhận xét:
100% bệnh nhân trong quá trình
quên sau chấn thương phụ thuộc hoàn toàn vào
người chăm sóc. Tuy nhiên sự khác biệt về mức
độ độc lập trong sinh hoạt hằng ngày nhóm
bệnh nhân quên sau chấn thương không ý
nghĩa thống kê với p>0,05.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Các yếu tố liên quan đến kết quả
lượng giá thời gian quên sau chấn thương
sọ não. Bảng 3.3 chỉ ra rằng tỷ lệ quên sau chấn
thương cao hơn nhóm bệnh nhân CTSN được
ghi nhận mất ý thức sau CTSN, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả của
chúng tôi còn chỉ ra rằng nhóm không xác định
được tình trạng mất ý thức sau CTSN cũng chiếm
tỷ lệ khá cao. hầu hết các trường hợp tham
gia giao thông, xảy ra chấn thương, không
người nhà hoặc người khác chứng kiến, nên
không thể lượng giá chính xác tình trạng mất ý
thức sau chấn thương.
Bảng 3.4 cho thấy sự khác biệt rệt về
điểm ABS trung bình ở nhóm bệnh nhân có quên
sau chấn thương nhóm không quên sau
chấn thương. Ngoài ra, còn sự tương quan
giữa thời gian sau chấn thương, đặc điểm nhân
trắc học, vị trí tổn thương, mức độ nhận thức ở
nhóm điểm ABS>21 được ghi nhận nghiên
cứu của McKay cộng sự năm 2018. Nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng tuổi, mức độ độc lập chức
năng sinh hoạt hằng ngày điểm WPTAS
mối tương quan nghịch với mức độ rối loạn hành
vi sau CTSN.
Nghiên cứu chỉ ra rằng vị trí tổn thương não
sau CTSN có mối tương quan với tình trạng quên
sau chấn thương. Tình trạng quên chiếm tỷ lệ
cao các nhóm tổn thương thùy trán, thái
dương bán cầu đại não hơn so với các vùng
chấn thương khác. Sự khác biệt này ý nghĩa
thống kê vơi sp<0,05. Nghiên cứu của chúng tôi
cũng tương đồng với nghiên cứu của McKay
Gurin, vị trí tổn thương não ở thùy thái dương và
thùy trán ảnh hưởng đến quá trình hình thành và
lưu trữ ký ức.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân có thay
đổi so với trước khi CTSN được thống trong
rất nhiều nghiên cứu. Bảng 3.6 cho thấy điểm
trung bình chất lượng cuộc sống nhóm bệnh
nhân có và không quên sau chấn thương chỉ
khác nhau 0,025 và sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê. Điều này thể giải do thời
điểm nghiên cứu lúc bệnh nhân bị CTSN không
lâu, người thân tận tình chăm sóc, môi trường
bệnh viện các y bác thân thiện, cố gắng điều
trị cho bệnh nhân, nên bệnh nhân nhận thấy
không sự khác biệt nhiều. Chúng tôi đề nghị
cần thực hiện đánh giá điểm chất lượng cuộc
sống các thời điểm khác nhau trong thời kỳ
quên sau chấn thương kể cả bệnh nhân khi
quay lại tái khám.
4.2. Mối liên quan giữa tình trạng quên
sau phẫu thuật chấn thương với mức độ
độc lập trong sinh hoạt hàng ngày thông
qua chỉ số Barthel. Bảng 3.8 cho thấy sự
khác biệt giữa tình trạng quên sau chấn thương
các mức độ độc lập thực hiện chức năng sinh
hoạt hằng ngày khác nhau. Tỷ lệ quên sau chấn
thương chiếm 73,3% nhóm mức độ phụ
thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc trong thực
hiện sinh hoạt hằng ngày. Điều này cũng đã
được ghi nhận trong y văn. Theo nghiên cứu của
Lindsey cho thấy thời gian quên sau chấn thương
mối liên quan với mức độ độc lập chức năng
sau CTSN qua phân tích hồi quy tuyến tính cho
thấy F (1,23) = 7,24, p=0,013, R2=0,240 và thời
gian quên sau chấn thương dự đoán chính xác
điểm FIM khi xuất viện (β= -0,310, p=0,015).
vietnam medical journal n02 - APRIL - 2023
324
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các trường hợp quên sau
phẫu thuật CTSN chúng tôi rút ra kết luận có sự
liên quan giữa PTA với GOS xuất viện sau 12
tuần, vị trí tổn thương não trên cắt lớp vi tính.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn số
lượng cỡ mẫu ít, nên chúng tôi đề xuất cần thực
hiện trên nhóm nghiên cứu lớn hơn và thời gian
theo dõi dài hơn 12 tuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Thị Thanh Nga cộng sự (2017),
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chấn thương s
não mức độ nặng vừa ở khoa cấp cứu Bệnh
viện Trung Ương Huế, Tạp chí Y dược học
Trường Đại học Y dược Huế, 7(2).
2. Laurence A.G Marshanman et al (2013), Post-
traumatic Amnesia. Journal of Clinical
Neuroscience, 20, 1475-1481.
3. Adam McKay et al (2018), The relationship
between agitation and impairments of orientation
and memory during the PTA period after
traumatic brain injury, Neuropsychological
Rehabilitation, DOI: 10.1080/
09602011.2018.1479276.
4. Queensland Health (2018). Clinical task
instruction D-CP05: The Westmead Post-
Traumatic Amnesia Scale.
5. Jessica Trevena-Peters, Adam McKay,
Jennie Ponsford (2018), Activities of daily living
retraining and goal attainment during post-
traumatic amnesia, Neuropsychological
Rehabilitation, DOI: 10.1080/
09602011.2018.1441033.
6. Mahoney FI, Barthel D. “Functional evaluation:
the Barthel Index.”Maryland State Med Journal
1965;14:56-61. Used with permission.
7. Min Li et al (2016), Epidemiology of Traumatic
Brain Injury over the World: A Systematic Review,
AustinNeurol & Neurosci 1(2),
www.austinpublishinggroup.com
VAI TRÒ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG
ĐÁNH GIÁ XÂM LẤN TẠI CHỖ CỦA UNG THƯ NGOẠI TIẾT ĐẦU TỤY
Lê Thanh Dũng1, Nguyn Th Hiếu1
TÓM TT
79
Nghiên cứu được thc hin vi mục đích đánh giá
tính cht xâm ln ti ch liên quan ti kh năng cắt b
ung thư đầu ty trên ct lớp vi tính đa dãy. Liên quan
ca khi u vi mạch máu được chia thành các cấp độ
A (không liên quan), B (thâm nhim), C (xâm ln)
D (tc mch). Chúng tôi la chọn được 105 bnh nhân
(BN) được chẩn đoán ung thư ngoại tiết đầu ty trên
CLVT 64 dãy t 1/2020 đến 8/2022 ti bnh vin Vit
Đức. Kết qu cho thy các mức độ liên quan ca khi
u với động mch thân tạng (ĐMTT), động mch mc
treo tràng trên (ĐM MTTT), động mch gan chung
(ĐMGC) và tĩnh mạch mc treo tràng trên (TM MTTT)
ảnh hưởng ti kh năng ct b hết u sau phu
thut. Ngoài ra chẩn đoán di căn hạch vùng của u tụy
trên CLVT đa dãy có độ chính xác 42%, đánh giá xâm
lấn tá tràng có độ chính xác 87%.
T khóa:
ung thư đầu ty, xâm ln, ct lp vi
tính đa dãy.
SUMMARY
ASSESSEMENT OF LOCAL INVASION IN
PANCREATIC HEAD CANCER WITH
MULTISLIDE SPIRAL CT
The study aimed to evaluate presence of direct
1Bnh vin Hu Ngh Việt Đức
Chịu trách nhiệm chính: Lê Thanh Dũng
Email: drdung74@gmail.com
Ngày nhận bài: 5.01.2023
Ngày phản biện khoa học: 15.3.2023
Ngày duyệt bài: 27.3.2023
invasion of surrounding structures in multislice
computor tomography (MSCT), relating to resectability
of pancreatic head adenocarcinoma. Contiguity of
tumor with the adjacent vessels was graded from A to
D: A (unrelating), B (abutment), C (encasement), D
(occlusion). We selected 105 patients who underwent
an abdominal MSCT scan at Vietnam-Germany
Hospital from 1/2020 to 8/2022. Results, invasion
degrees of celiac axis, superior mesenteric artery,
common hepatic artery and superior mesenteric vein
were significantly associated with resectability
(p<0.01). The MSCT findings of pancreatic head tumor
had low diagnostic accuracy in assessing regional
lymph node (42%), but had high diagnostic accurancy
in evaluating duodenal invasion (87%).
Keywords:
panceatic head adenocarcinoma,
local invasion, MSCT.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp điều trị triệt căn duy nhất của
ung thư tụy là phẫu thuật cắt bỏ khối u, mặc
tiên lượng sau khi phẫu thuật vẫn tương đối
kém, với chỉ khoảng 5-25% số bệnh nhân (BN)
sống trên 5 năm, đặc biệt ung thư tụy ngoại
tiết (adenocarcinoma).1 Ngoại trừ do di căn xa
thì khả năng phẫu thuật chủ yếu dựa vào việc
đánh giá tính chất xâm lấn tại chỗ của khối u,
nhất là xâm lấn mạch máu. Có nhiều hướng dẫn
khác nhau để đánh giá khả năng cắt bỏ
(resectability) nhưng đều thống nhất đánh giá
dựa trên tương quan khối u với các mạch máu
lớn quanh tụy, nhất các mạch máu hệ cửa
... Bùi Xuân Cương nghiên cứu 232 bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ có độ tuổi trung bình là 38,66 ± 19,30 tuổi [2]. Nghiên cứu của Nguyễn Dương Hanh trên 38 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương sọ não cho thấy lứa tuổi trung bình 39 tuổi, tập trung chủ yếu vào lứa tuổi lao động từ 16-45 với 64,7% [3]. Chúng tôi cùng nhận xét với 2 tác giả là đa số chấn thương sọ não gặp ở độ tuổi lao động. ...
... Về khía cạnh độ tuổi trung bình, nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình cao hơn 2 nghiên cứu của Bùi Xuân Cương [2], Nguyễn Dương Hanh [3] lý giải cho việc đó có thể do đây là thời gian diễn ra giãn cách xã hội, tình trạng tham gia giao thông có xu hướng giảm nên không xảy ra sự chênh lệch rõ rệt về tần suất chấn thương sọ não ở các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên độ tuổi trung bình của chúng tôi vẫn thuộc độ tuổi lao động, tác động ít nhiều đến an sinh xã hội và có thể là gánh nặng gia đình bệnh nhân. ...
... Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam chiếm tỷ lệ 63,9%, nữ chiếm tỷ lệ 36,1%, tỷ lệ nam/nữ là 2/1. Kết quả này tương đương với Vũ Minh Hải [4] và chênh lệch so với tác giả Bùi Xuân Cương [2] và Nguyễn Dương Hanh [3]. Lý giải cho số lượng bệnh nhân là nam giới nhiều hơn có thể do đặc thù công việc đảm nhận trong xã hội, tham gia giao thông nhiều kèm theo lối sống không lành mạnh như uống rượu bia, ẩu đả. ...
Article
Đặt vấn đề: Tình hình giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến người dân hạn chế tham gia giao thông, nguyên nhân chính của chấn thương sọ não. Do đó, những nghiên cứu về tình hình dịch tễ chấn thương sọ não cần được bổ sung so với trước đây. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương sọ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca trên 61 bệnh nhân chấn thương sọ não điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: 61 bệnh nhân bao gồm 39 nam (63,9%), 22 nữ (36,1%). Độ tuổi trung bình: 47,5 ± 19,5 tuổi; tuổi nhỏ nhất là 20 tuổi, lớn nhất là 94 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ 57,4%, tai nạn sinh hoạt chiếm 37,7%, ẩu đả chiếm 4,9%. Nữ lớn tuổi chấn thương sọ não do tai nạn sinh hoạt nhiều hơn nam giới. Tổn thương phối hợp gặp ở 29,1% bệnh nhân. Có 55,8% bệnh nhân phát hiện tổn thương nội sọ trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính. Có 5 bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật, chiếm 8,2%. Kết quả ra viện được đánh giá tốt chiếm 83,6%, di chứng trung bình chiếm 13,1%, di chứng nặng chiếm 3,3%, không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Cần nâng cao ý thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và phòng chống té ngã ở người cao tuổi. Việc cấp cứu chấn thương sọ não cần phối hợp nhiều chuyên khoa. Không được chủ quan khi điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ nhẹ.
ResearchGate has not been able to resolve any references for this publication.