BookPDF Available

Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu (Vietnamese sea and islands – position resources, and typical geological and ecological wonders)

Authors:

Abstract

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á nhờ có vùng lãnh thổ rộng lớn gồm phần đất liền rộng trên ba trăm ngàn kilomét vuông nằm dọc bờ Tây Biển Đông theo hướng á kinh tuyến và phần biển rộng trên một triệu kilomét vuông, gấp ba lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có các sông lớn cỡ thế giới mà lưu vực nằm trên sáu nước đổ vào. Biển Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái Biển Đông và khu vực, là vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật và hàng hải. Theo vị trí và hình thái, biển Việt Nam có thể được chia thành các vùng biển nửa kín (vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vịnh Thái Lan), các vùng biển hở ven bờ (vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, vùng biển ven bờ phía đông Nam Bộ) và vùng biển khơi (vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Vùng bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km với 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm đổ ra biển khoảng 847 tỷ m3 nước và 250 triệu tấn bùn cát, chủ yếu từ sông Mê Công và sông Hồng lớn hàng thứ 9 và 14 trên thế giới. Dọc bờ biển có 12 đầm phá ở miền Trung với tổng diện tích trên 400 km2 và 48 vũng vịnh với tổng diện tích trên 4.000 km2. Việt Nam có gần 3.000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.700 km2, trong đó trên 70 đảo có khoảng 260 nghìn dân sinh sống, mang lại nhiều giá trị quý giá như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển. Một số đảo như Thổ Chu, Cồn Cỏ, v.v. có giá trị nối đường cơ sở để tính lãnh hải. Hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa mang lại lợi ích nhiều mặt và lâu dài cho đất nước. Nhiều vũng vịnh, cửa sông và đầm phá là tâm điểm phát triển cơ sở hậu cần khai thác biển, các khu chế xuất, mậu dịch tự do, đặc biệt là các cảng biển. Nhiều vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, v.v. xứng đáng là các kỳ quan thiên nhiên, có tiềm năng lớn phát triển du lịch-dịch vụ. Các bãi đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Bãi Dài (Phú Quốc), v.v. và các vịnh đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, v.v. đã góp phần thu hút mỗi năm hàng triệu khách trong và ngoài nước đến du lịch biển, ước tính 70% tổng lượng khách của cả nước. Tài nguyên thiên nhiên biển truyền thống của Việt Nam được đánh giá khách quan là đa dạng nhưng kém phong phú và đang có nguy cơ cạn kiệt, điển hình là thuỷ sản và dầu khí mà sản lượng khai thác dự kiến trong những năm tới sẽ giảm. Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên không còn được hiểu theo tư duy truyền thống là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục đích cụ thể nào đó, mà được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của nó mang lại lợi ích cho con người. Để phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng bền vững nhằm thực hiện chiến lược biển theo Nghị quyết TW 7, kỳ họp 4, Khoá X của Đảng, ngoài sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên truyền thống, rất cần thiết điều tra, đánh giá để khai thác, sử dụng hiệu quả các dạng tài nguyên mới hoặc còn ít hiểu biết, trong đó có tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái trên vùng biển đảo. Đây là các dạng tài nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch vụ ở vùng biển, ven biển và các đảo Việt Nam, mà việc khai thác sử dụng chúng có hiệu quả có thể tạo nên sự bứt phá về kinh tế biển. Về khoa học, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái là vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích to lớn, lớn hơn nhiều các tài nguyên truyền thống. Đây là vấn đề rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ, thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ bản chất, giá trị và việc điều tra, đánh giá toàn diện và hệ thống các tài nguyên này có thể tạo ra bước đột phá đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia vùng biển đảo; đồng thời còn phát huy được các giá trị văn hoá, khoa học và giáo dục, làm tăng thên niềm tự hào và tình yêu đất nước đối với mỗi người Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhiệm vụ điều tra, đánh giá các dạng tài nguyên này đã được đặt ra trong Dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc đề án tổng thể: “Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên–môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2006. Dự án được thực hiện trong thời gian 2007 – 2011 do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc nhiều viện nghiên cứu và trường đại học. Cuốn sách chuyên khảo này được biên soạn chủ yếu dựa trên những kết quả điều tra, nghiên cứu của Dự án. Trong đó, tập thể tác giả đã cố gắng trình bày có tính hệ thống những kết quả bước đầu về phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái vùng biển đảo việt Nam, đặc điểm phân bố, bản chất tự nhiên và giá trị của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tự nhiên và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo. Cuốn sách cũng đề cập đến các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái vùng biển, ven biển và các đảo Việt Nam, đồng thời nêu một số giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch địa chất biển và du lịch sinh thái biển một số trọng điểm biển đảo như Cát Bà và Phú Quốc. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xét duyệt và hỗ trợ kinh phí xuất bản cuốn sách này. Xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Văn Phòng Ban chỉ đạo Nhà nước về Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công Dự án 14 và động viên, khuyến khích các tác giả soạn thảo chuyên khảo này. Tập thể tác giả cũng chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, các thành viên của Dự án 14 - Đề án Tổng thể 47, đã giúp đỡ, hỗ trợ tư liệu và đóng góp ý kiến cho việc hoàn thành cuốn sách này. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ đã đọc và góp nhiều ý kiến quý báu cho việc biên tập và hoàn thiện cuốn sách. Đây là vấn đề còn mới mẻ, nên chắc chắn cuốn sách còn có những hạn chế, mong được độc giả lượng thứ và góp ý, trao đổi để nghiên cứu tiếp tục. Chấp nhận những khiếm khuyết khó tránh, hy vọng cuốn sách sẽ là tập tư liệu hữu ích góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam.
Chapter
Full-text available
There are a number of ways to implementation the epiphytic biogenic-abiogenic interaction in plant communities. Epiphytic plants form a special type of organic or organo-mineral substrate—suspended soils. This study is devoted to the investigation of the biogenic-abiogenic interactions in epiphytic formations and characteristic of the suspended soils, which are formed in them with special reference to the assessment of stabilization rates and structural composition of humic acids in the suspended soil in tropical forests of South Vietnam. General properties of the soil and the elemental composition of suspended soils were determined, and the humic substance chemical composition was evaluated using solid state 13C-NMR. The soils formed by epiphytes show a positive correlation in the isotopic composition of nitrogen with epiphyte tissues and to a greater extent with forophyte tissues and, probably, take part in their nitrogen nutrition, concentrating zoogenic nitrogen due to ant presence. The most comparable soil type in terms of organic matter composition is Cambisols from humid forests of subboreal and subtropical zones. The results we obtained are consistent with the concept of soil organic matter stabilization: the proportion of aliphatic compounds in the component composition in bulk organic matter is higher than in humic acids, isolated from soils investigated. Thus, it can be concluded that in suspended soils soil organic matter stabilization processes active and expressed in formation and accumulation of humic substances.
Article
Full-text available
Coastal area in Khanh Hoa Province belongs to Coastal South Central Region, where the Vietnam mainland juts out farthest into the west of the East Sea, and has a special relationship in space with the offshore Spratly islands, the geo-strategic Highlands and economic - political centre of Ho Chi Minh City. This coastal area is close to the sloping and deep continental shelf; possesses the diverse landforms and complex spatial structure with the systems of peninsula, islands, bays, lagoons and river mouths etc. that creates enormous potential for geo-natural position resources, of which highlights are the values of coastal bays and islands. In the geo-economic position resources, Khanh Hoa coastal area has great potential to build the base for exploiting offshore resources, establish large marine economic zones, and develop the economy of marine services, especially the port - navigation and coastal ecotourism. In the geo-political position resources, this is one of leading sites for defending and protecting the country from sea, and ensuring the sovereignty and national interests in the East Sea including the direct administration of Spratly island district. The detailed investigation and assessment of the position resources in this coastal area will be an important scientific basis for the sea and island development in Khanh Hoa province.
Article
Full-text available
Thanks to many precious conservation values which have been researched in detail, along with the management efforts of Hai Phong City and the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Bach Long Vy National Marine Protected Area has been established. This is the first marine protected area in Vietnam that the Prime Minister signed the decision to establish. To protect and promote these values, planning for optimal space use and management is the first solution of importance. To raise awareness of conservation values as a basement for sustainable conservation, it is necesary to honor the natural and cultural titles for Bach Long Vy including ecological wonders, geological heritages, position resources, and sea-island culture. To contribute to creating benefits for sustainable development, it is feasible to build some trade marks for the products related to MPA such as Bach Long Vy ecological tourism, Bach Long Vy Abalone, BLV Holothurians, and Bach Long Vy Squids ... Keywords: Marine protected areas, titles, trade marks, Bach Long Vy.
Article
Full-text available
The estuarine areas (EAs) in Hai Phong have great potential for the soci- economic development of this city. Regarding the geo-natural resources, EAs are the focal location of the waterway systems; transition zone between mainland and sea; hinge between the Northeast coastal zones and Red River Delta; and the gateway to Northern Vietnam from South China. They are classic delta and estuary having, semi-closed structure, with stably large and deep river mouths, and extensive intertidal zones. EAs have the long lasting natural evolution and locate in the coastal tropical monsoon zone, where the natural conditions are rather stable and the natural disasters are not too harsh. This is also the region with other natural resource abundance; and especially the regimes of diurnal tide in large range typically bring huge benefits of economy and environment. With respect to the geo - economic resources, EAs are valuable sea wand gate in coastal Northern Vietnam and have the role in linking Hai Phong city with capital Ha Noi. These are the central area of the economic space in coastal zone of Northern Vietnam and are the centre of the economics system with two corridors (Hai Phong - Ha Noi - Nanning and Hai Phong - Ha Noi - Kunming)- one economic belt (Gulf of Tonkin) in the development process of international integration. In particular, they are favorable localities to prioritize development of marine economic sectors and key marine economic zone. Concerning the geo - politic resources, EAs are the development space of residential areas and coastal urbanization, the convergence of many factors that contribute to ensuring national security, support for national sovereignty and interests on the sea. This is also the place where the values of unique indigenous culture are developed and preserved.
Article
Full-text available
As a small island located near the approximately centre of The Gulf of Tonkin, the Bach Long Vi island possesses great values on geo-economic and geo-politic position resources. On the geoeconomic resources, the island is a priority site for the country’s sea-island economy development; a central location in the economic space of the Gulf f of Tonkin; belonging directly to Haiphong city-the biggest economic centre in the Northern coastal zone; an advantageous area to develop many marine services such as fishery logiistics, petroleum, tourism, seeking for/and rescue, health, environment, banking and telecom etc. On the geo-politic resources, the island possesses very great values on the determination, enlargement, and guard of national marine sovereignty and benefit; national defense and security concerning the country’s Northern Part; and sea-island culture with the deepfelt love of Vietnam country in the far island.
Article
Full-text available
The space resources, ecological and geological wonders which are special resources and have great potential for eco-social development is a very new theme in our country. The investigation and estimation of these resources is content of project No.14 “principal investigation and estimation of the space resources, ecological and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands” belonging to the general project “principal investigation and management of marine resources – environment towards 2010, visibility to 2020”. On the theorical and practical bases, this paper identified the resources of space, ecological and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands; determined forthcoming and long-term purposes for investigation and estimation of them. The approaches were orientated such as: system; multisectors; sustainable development combined to guarantee for national security, defense and sovereignty at sea; new awareness on the estimation and use of marine resources; service economy; The space resources were proposed to estimate by the criteria as natural space, economical space and political space. The ecological wonders were proposed to estimate by the criteria as biodiversity; aesthetics; unique – specialty - grandiosity; and anticipated values. The geological wonders were proposed to estimate by the criteria as geodiversity; aesthetics; unique – specialty - grandiosity; and anticipated values.
Book
Full-text available
LỜI NÓI ĐẦU Đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng, nằm trong hệ tọa độ địa lý 20°07'35" và 20°08'36" vĩ độ Bắc và 107°42'20" - 107°44'15" kinh độ Đông. Do có vị trí đặc biệt là một bộ phận của khối nâng nghịch đảo kiến tạo trên nền rift địa phương được hình thành trong Kainozoi sớm tại vùng chuyển tiếp giữa các bể Sông Hồng ở phía Tây Nam, bể Bắc Bộ ở phía Đông Bắc và nhờ có biển tiến sau băng hà lần cuối cùng trong khoảng 18 nghìn năm qua mà Bạch Long Vĩ trở thành hòn đảo xa bờ, đảo duy nhất nằm ở vùng giữa Vịnh Bắc Bộ, hòn đảo tiền tiêu - biên giới ở vùng biển phía Bắc Việt Nam. Chỉ là một đảo nhỏ rộng trên 3 km2, nhưng Bạch Long Vĩ có một vị trí xứng đáng trong hệ thống 2376 hòn đảo ven bờ, đảm trách đầy đủ chức năng của một đơn vị hành chính cấp huyện trong số 10 huyện đảo ven bờ của cả nước. Nhờ vị thế, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ đáng kể và tài nguyên vùng biển bao quanh giàu có, đảo đủ điều kiện sinh cư cho một số lượng dân cư nhất định và cố khả năng phát triển kinh tế xã hội to lớn. Vùng biển đảo Bạch Long Vĩ là một vị trí ưu tiên đối với phát triển kinh tế biển - đảo nằm ở trung tâm trong không gian kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là địa bàn thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ biển như hậu cần nghề cá, dầu khí, du lịch, tìm kiếm cứu nạn và y tế, môi trường, ngân hàng và viễn thông v.v. Vùng biển đảo có những giá trị rất lớn và đặc biệt quan trọng về bảo tồn tự nhiên; đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; an ninh quốc phòng liên quan tới phần phía Bắc của đất nước. Những giá trị này ngày càng được khẳng định, nhất là từ khi Hiệp định phân định ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vịnh đã được ký kết vào năm 2000. Tuy nhiên, việc phát triển dân sinh và kinh tế tại đảo gặp không ít khó khăn do xa đất liền, dễ bị cô lập do chiến tranh, thiên tai và có nhiều yếu tố thiên nhiên khắc nghiệt. Gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội sôi động, môi trường tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên vùng biển đảo bị thay đổi nhanh chóng, tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn lợi hải sản và đa dạng sinh học bị suy giảm. Vấn đề phát triển bền vững đang được đặt ra như một yêu cầu tất yếu, đòi hỏi phải hiểu biết một cách đầy đủ, hệ thống về thiên nhiên, tài nguyên và môi trường vùng biển đảo này. Vào trước năm 1975, hoạt động điều tra, nghiên cứu tại vùng biển đảo không nhiều. Trước năm 1954, các chuyên gia người Pháp đã khảo sát trên đảo và đã có một số công bố (Hội Lapique và Công ty, 1944 ; Saurin E., 1956 và 1960; Boureau E., 1958). Vào những năm 1959 – 1963, trong chương trình hợp tác điều tra tổng hợp Việt – Trung trên Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Bạch Long Vĩ đã được điều tra khảo sát về thủy văn, địa chất, địa hình, sinh vật và ngư trường. Trong những năm 1965 – 1975, do chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, các hoạt động điều tra nghiên cứu gần như bị ngưng trệ. Sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975, các nhà địa chất đi đã tiên phong khảo sát và nghiên cứu hòn đảo này. Từ khi huyện đảo Bạch Long Vĩ được thành lập theo Nghị định số 15/CP ngày 09/12/1992 của Chính phủ, đảo và vùng biển ven đảo mới được quan tâm nghiên cứu và đánh giá khá đồng bộ về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội phục vụ phát triển dân sinh, kinh tế trên đảo, khai thác tiềm năng vùng biển quanh đảo và đặc biệt là góp phần đấu tranh đàm phán về chủ quyền quốc gia trên Vịnh Bắc Bộ. Kể từ đó, đã có một số đề tài, dự án cấp nhà nước thuộc các chương trình nghiên cứu biển (KT.03), chương trình Biển Đông – Hải đảo, Trung tâm KHTN&CN Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và thành phố Hải Phòng v.v. được thực hiện trên vùng biển đảo và một phần các kết quả đã được công bố. Cuốn sách này được biên soạn nhằm tập hợp và hệ thống các tài liệu điều tra, nghiên cứu đã có tại vùng biển đảo Bạch Long Vĩ, chủ yếu được thực hiện trong hai mươi năm qua. Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Phần I về điều kiện tự nhiên vùng biển đảo, bao gồm các đặc điểm địa chất, địa hình – địa mạo, khí hậu, hải văn và các hệ sinh thái. Phần II trình bày về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm tài nguyên phi sinh vật, sinh vật và tài nguyên vị thế. Phần III trình bày những nét cơ bản về hoàn cảnh kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường và định hướng phát triển bền vững tài nguyên và môi trường. Đây cũng là một kết quả của đề tài cấp nhà nước Mã số KC.09.08/11-15: “Lượng giá kinh tế các hệ sinh thái biển - đảo tiêu biểu phục vụ phát triển bền vững một số đảo tiền tiêu ở vùng biển ven bờ Việt Nam” do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KC.09/11-15. Các tài liệu cơ bản nhất được sử dụng biên soạn cuốn sách này là kết quả điều tra nghiên cứu của tập thể tác giả tại Bạch Long Vĩ trong hai mươi năm qua, đồng thời tham khảo các tài liệu có giá trị của các nhà chuyên môn, đặc biệt là của GS.TSKH. Lê Đức An, TS. Nguyễn Đức Cự, TS. Nguyễn Hữu Cử, TS. Lưu Văn Diệu, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, CN. Lăng Văn Kẻn, PGS.TS. Đỗ Văn Khương, Ths. Lê Thị Thanh, PGS.TS. Đỗ Công Thung, TS. Đàm Đức Tiến, Ths. Nguyễn Thị Thu, TS. Chu Văn Thuộc, PGS.TSKH. Phạm Thược, Ks. Phạm Quang Trung, Ths. Nguyễn Hữu Tứ, TS.Nguyễn Huy Yết v.v. đã được công bố hoặc còn đang được lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Địa lý, Viện Nghiên cứu Hải sản và một số cơ quan khác. Đặc biệt, cuốn sách đã cập nhật tài liệu mới nhất của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mã số: VAST 06.03/12/-13 “Nghiên cứu bản chất hoàn lưu ven đảo tại một số đảo tiền tiêu trên Vịnh Bắc Bộ phục vụ bảo vệ môi trường, sinh thái và phát triển bền vững” được thực hiện trong 2012 – 2013. Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xét duyệt và hỗ trợ kinh phí xuất bản cuốn sách này. Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo thành phố Hải Phòng và Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, UBND huyện Bạch Long Vĩ, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhiều chuyến điều tra, nghiên cứu tại vùng biển đảo này. Xin được cảm ơn các đề tài, dự án và các đồng nghiệp đã giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu và đóng góp ý kiến cho cuốn sách. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ đã đọc và góp nhiều ý kiến rất quý báu cho việc biên tập và hoàn thiện cuốn sách. Hy vọng những tư liệu trong cuốn sách ngày càng quý giá theo thời gian, sẽ giúp ích cho công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy, thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về biển đảo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia vùng biển đảo Bạch Long Vĩ nói riêng và Vịnh Bắc Bộ nói chung. Hoàn thành nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập huyện, cuốn sách này là món quà nhỏ kính tặng nhân dân, cán bộ và chiến sĩ huyện đảo Bạch Long Vĩ.
Article
Full-text available
According to the concept by NOWF and UNESCO, geotopes (both geomorphological and geological wonders) in Vietnam’s sea and islands have been inventoried in coastal lands, coastal water bodies, coastal marine regions and pelagic regions and graded into three levels of international, national and local values. Among the 88 geotopes in the fisrt three regions are 17 geotopes at the international level emanating from peninsulas, coasts, coastal sand dunes, bays, lagoons, and islands. In the pelagic regionsregions, there are 61 geotopes at the international level in the total of 102 geotopes, which are coral platforms, atolls and pyramids forming the two great archipelagoes - Hoang Sa and Truong Sa. Serving as presentatives, the area of Lang Co-Hai Van-Son Cha can be proposed as an international natural heritage site, the Ba Lat river mouth – as an international geosite, the Ly Son island – as a national and international geosite, Nam Yet and Nam Yet-Son Ca atoll – as international geosites as described above. Nghiên cứu kỳ quan địa mạo - địa chất biển đảo Việt Nam dựa trên khái niệm của các tổ chức NOWF và UNESCO. Các kỳ quan được bước đầu kiểm kê theo không gian phân bố, gồm: dải ven biển, dải chuyển tiếp lục địa -biển, dải biển nông ven bờ, và vùng biển khơi xa; chúng cũng được sơ bộ phân hạng thành 3 cấp: quốc tế, quốc gia và địa phương. Ở đới bờ (gồm 3 dải không gian đầu) có 88 kỳ quan địa mạo - địa chất, trong đó có 17 kỳ quan cấp quốc tế; đó là các bán đảo, bờ biển, cồn đụn cát, vũng vịnh, đầm phá, đảo và quần đảo ven bờ. Vùng biển khơi xa có đến 102 kỳ quan, trong đó có 61 kỳ quan cấp quốc tế, tạo nên 2 đại kỳ quan thế giới là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; đó là những đảo, quần đảo, cao nguyên san hô với những atoll và rạn san hô mặt bàn dạng tháp. Với tư cách là những kỳ quan đại diện, bán đảo Hải Vân - bãi Lăng Cô - đảo Sơn Trà (Di sản thiên nhiên thế giới), vùng cửa sông Ba Lạt (Danh thắng địa chất thế giới), đảo Lý Sơn (Danh thắng địa chất quốc gia-quốc tế), đảo Nam Yết và atoll Nam Yết - Sơn Ca (Danh thắng địa chất thế giới) đã được mô tả tóm tắt.
Article
Full-text available
Bach Long Vy is a far coastal island, and alonely locates in the approximate centre of The Gulf of Tonkin. By those, it possess the unique location, becomes an border - outpost in the sea of North Vietnam, and possesses the great advantages for accepting important liabilitis; and realizing many obligations and interests for the purpose of ensuring national security, defense and sovereignty, protecting environment, and developing socio-economy. The combination of shape, size, slope and height of island; and its coastal depth are appropriate to preventing the strong wind and wave; favorable for accessing and building the infrastructure at the island, especially wharf and anchorage sites for two wind seasons alternately. Small in area, but the island has fully responsibility for the functions of an administrative district in Vietnam. By the basic values and advantages on the spacial morphology and structure, and dynamic stability, the island has enough the conditions for considerable inhabitants, and sustainable socio-economic development.
Conference Paper
Full-text available
The position resources in Vietnam are now considered to be special and important. The saea position resources of Vietnam can be defined as benefits from an area or a site at sea, or in the coastal zone confined to the space of this area or site. They are compsed of biotic and abiotic resources, but mainly of benefits from the sea space and coastal land-forms. The sea space resources are evaluated through three categories, which are the values of physiogeographic positon; the values of geo-economic position, and the values of geo-politic positon. The sea position resources are economically a base for service sector, a key sector of the market oriented economy. These special resources should be taken interest in both theory and application in order for a suitable utization strategy towards the sustainable development. Ở Việt Nam, vị thế đang được coi là một dạng tài nguyên đặc biệt và quan trọng. Tài nguyên vị thế biển Việt Nam là các lợi ích có được từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven bờ biển, được đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực ấy, nơi ấy. Chúng bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, nhưng chủ đạo là các lợi ích có được từ giá ía trị hình thể và vị trí không gian. Giá trị của tài nguyên vị thế biển được đánh giá theo ba tiêu chí: Giá trị vị thế (địa) tự nhiên; giá trị vị thế (địa) kinh tế và giá trị vị thế (địa) chính trị. Về phương diện kinh tế, tài nguyên vị thế biển là nền tảng cho phát triển kinh tế dịch vụ - thành phần trọng yếu của nền kinh tế thị trường đã được định hướng. Dạng tài nguyên đặc biệt này cần được quan tầm nghiên cứu, đánh giá về cả phương diện khoa học và ứng dụng, sớm có một chiến lược sử dụng hợp lý theo định hướng phát triển bền vững.
Article
Full-text available
The Tam Giang - Cau Hai coastal lagoon is large in size and characteristic of the horizontal structure of a coastal lagoon geological environmental type with four subtypes. The subtype of lagoonal inlets with a role of connecting with the sea is composed of channels and a seasonally changeable ebb tidal delta in the Thuan An inlet and a flood tidal delta in the Tuhien inlet, to which coastal hazards in from of replacing, closing and opening often occur. The subtype of lagoonal terraces, a part of which is inundated in rainy season and the other has been impounded for farming, and narrow tidal flats along the lagoonal shore. The subtype of lagoonal basins called locally Tam Giang, Dam Sam - An Truyen, Thuy Tu and Cau Hai (southward) with a total of 216 sq.km in area is characteristic of the accumulation of lacustrine fine - grained sediments with a high wetness and organic matter quantity. The last subtype of lagoonal deltas of the O Lau, Hong and Truoi - Dai Giang rivers is composed of river mouths with crossing diversion dams, dammed tributaries and alluvia being used for agriculture, and even populated. Human activities affecting the lagoon are in 4 major forms of the exploitation of catchment areas, multi - use occupation of geological environments, infrastructure development for land and water use and the exploitation of lagoonal living resources. Their impacts, though direct or indirect, on the lagoonal geological environment are to deform its structure, to change the dynamics of geological development, natural resource potentials and, in a way, to intensify the coastal hazard sensitivity due to the unbalance of water and reduction in water exchange with the sea, deterring lagoonal inner circulation of water, materials and nutrients, decrease in lagoonal reservoir and its role of harmonizing floods, groundwater table, etc.
Conference Paper
Full-text available
The geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas are abundant and diversity, and belong to three groups such as peninsular, group of island and archipelago; group of waters; and group of stone formation, soft sedimentary bodies and caves. Tens typical geological wonders were presented as 1. Hai Van Peninsular; 2. Cat Ba Island; 3. Bai Tu Long Archipelago; 4. Dong Nai Estuary; 5. Tam Giang – Cau Hai Lagoon; 6. Ha Long Bay; 7. Tuy An stone formation of disk shapes; 8. Lang Co Beach; 9.Coastal Sandy Dunes in Binh Tri Thien; 10.Coral reefs and atolls in Spratly Islands. The distinguished aspects of these wonders are of grandiose, aesthetic, unique or typical ones. From them, many wonders possess three or four mentioned distinguished aspects. These geological wonders also manifest geographical zoning and zoneless of marine and coastal processes in Vietnam. Some of them have potential to establish the geoparks in the international or national levels.
Article
Full-text available
The intrinsic cause of Tu Hien inlet concerns the natural evolution of Tam Giang- Cau Hai Lagoon. Ago, it was the unique inlet and Phu Cam river was a main one running into the south part of lagoon. After that, Phu Cam River was ruined and Huong River running into the North part of lagoon become the largest one. Based on the new dynamical balance, a new inlet named. Thuan An was opened in 1404 in front of Huong River mouth. From that Tu Hien has been being the secondary inlet and sometime is enclosed by sedimentation. The last enclosing time of Tu Hien Inlet has been being from 1994 to now. The direct cause of enclose of Tu Hien Inlet is the weakening of the flow passing the inlet and the violent concentration of longshore sandy drift in the inlet area. The mathematical model calculation shows that a total number of 500 thousands ton sand /year are transported to Tu Hien- Chan May coastal part by the eastsouthward wave longshore drift. Meanwhile a westnorthward local longshore drift transportes about 900 thousands ton sad/year from Chan May site to Tu Hien inlet. This local concentration makes the enclose of Tu Hien Inlet from December to April, generally. It falls in the time of ending the flood flow and changing the prevailing wave direction. After the enclosed time from 6-11 years, the inlet can be opened at the coincidental of a heavy flood and a violent coastal erosion. The opened time of inlet is from 4 - 20 years. From the studied result, the control of Tu Hien inlet enclose can be proposed.
Chapter
Full-text available
Crossing many geological structure zones, the Vietnam coast of over 3200km long is divided into different genetic-dynamic types, which are dalmatic, delta, alluvial plain, tidal accumulation, coral, chemical erosion wave and wave accumulated – abraded types. The shelf topography clearly reflects structural morphological units. They are Cenozoic depressions with great sedimentary thickness, uplifting zones, recent volcanic and eruptive zones, and continental structure margins submerged by transgression and neotectonic faults. However, exogenous relief types are rather common and manifested by submerged deltas, older alluvial plains, gulf accumulative plains, inclined accumulative abrasive plains, older strait delta and older river valleys with features of peripheral sea. The continental slope is not as typical as a classic one, it is a complex of slope, slope pied drowned depressions, old continental shelf and coral plateau. With an area of 1.5 million sq. km and mean depth of 4300m, they abyssal depression of the Bien Dong Sea (South China Sea) is characterized by the oceanic crust and formed since Oligocene
Article
Full-text available
The space resources, ecological and geological wonders which are special resources and have great potential for eco-social development is a very new theme in our country. The investigation and estimation of these resources is content of project No.14 “principal investigation and estimation of the space resources, ecological and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands” belonging to the general project “principal investigation and management of marine resources – environment towards 2010, visibility to 2020”. On the theorical and practical bases, this paper identified the resources of space, ecological and geological wonders in Vietnamese marine and coastal areas and islands; determined forthcoming and long-term purposes for investigation and estimation of them. The approaches were orientated such as: system; multisectors; sustainable development combined to guarantee for national security, defense and sovereignty at sea; new awareness on the estimation and use of marine resources; service economy; The space resources were proposed to estimate by the criteria as natural space, economical space and political space. The ecological wonders were proposed to estimate by the criteria as biodiversity; aesthetics; unique – specialty - grandiosity; and anticipated values. The geological wonders were proposed to estimate by the criteria as geodiversity; aesthetics; unique – specialty - grandiosity; and anticipated values.